Trang chủ

9/10/13

Tiềm năng phát triển của thị trường thực phẩm hữu cơ Nhật Bản

Theo Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (FiBL) và Liên đoàn Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM), tổng doanh thu của thị trường thực phẩm hữu cơ thế giới năm 2010 vào khoảng 59 tỷ đôla Mỹ.  Theo chương trình khảo sát “Dự án nghiên cứu thị trường hữu cơ” do IFOAM Nhật Bản tiến hành, tổng doanh thu của thị trường thực phẩm hữu cơ Nhật Bản năm 2010 đạt từ 1,3 đến 1,4 tỷ đôla Mỹ. Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản cũng cho biết thị phần của ngành hàng hữu cơ trong tổng các mặt hàng nông nghiệp hữu cơ năm 2011 là 0,24% so với mức 0,14% thời điểm 10 năm trước.

Như vậy, thị trường hữu cơ Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Hạn chế về nguồn cung ứng thực phẩm hữu cơ trong nước, các kênh phân phối chưa phát triển và quy định nhập khẩu quá khắt khe chính là những yếu tố cản trở sự phát triển của ngành hàng hữu cơ nước này. Với 60% nguồn cung ứng thực phẩm là từ nhập khẩu, các quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu thực phẩm hữu cơ cũng chính là một trở ngại lớn cho việc mở rộng ngành hàng này tại thị trường Nhật Bản. Với doanh thu 820 tỷ đôla Mỹ của ngành thực phẩm và đồ uống cũng như mối quan tâm về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, tiềm năng phát triển của thị trường thực phẩm hữu cơ tại Nhật Bản còn rất lớn và đầy triển vọng.

logo_Luat_tieu_chuan_nong_nghiep_Nhat_BanHoạt động sản xuất và phân phối thực phẩm hữu cơ tại Nhật Bản chịu sự chi phối của đạo luật tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS). Bất kỳ một sản phẩm hữu cơ nào muốn được phân phối trên thị trường phải được cấp giấy chứng nhận hữu cơ JAS và đóng dấu hữu cơ JAS (xem hình 1). Tuy nhiên, hiện nay không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong danh sách các sản phẩm do luật JAS điều chỉnh nhưng các tiêu chuẩn JAS bao quát cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông lâm sản chế biến như ngũ cốc, đậu nành, rau và trái cây tươi, và các thực phẩm nông sản chế biến có nguồn gốc thực vật.

Tình hình sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại thực phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận JAS
Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản công bố số liệu hàng năm liên quan tới các loại nông sản hữu cơ được cấp giấy chứng nhận JAS, theo đó:

a. Tình hình sản xuất trong nước
Trong những năm gần đây, sản lượng thực phẩm hữu cơ trong nước (ví dụ như rau, hoa quả, gạo, lúa mì, đậu nành...) có mức tăng trưởng khá khiêm tốn trong tổng sản lượng nông sản (0.10% năm 2010 và 0.24% năm 2011).
 ty_le_giua_thuc_pham_huu_co_tren_tong_san_pham_nong_nghiep_tai_Nhat_Ban
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng hữu cơ của cả nước là rau các loại. Theo các số liệu gần đây, cơ cấu này vẫn tiếp tục không thay đổi, trong đó rau và gạo chiếm 86% trong tổng sản lượng hữu cơ năm 2011.

Sản lượng các loại nông sản hữu cơ trong nước được cấp giấy chứng nhận JAS (được cấp tại Nhật Bản)
(đơn vị: tấn)
2001
2003
2005
2007
2009
2011
Rau
19.675
28.444
29.107
32.780
37.644
40.288
68,9%
Hoa quả
1.391
2.163
2.222
2.199
2.436
2.275
3,9%
Gạo
7.777
10.433
11.369
10.828
11.565
10.018
17,1%
Lùa mì
722
858
655
721
782
1.079
1,8%
Đậu nành
1.162
786
877
986
939
1.132
1,9%
Trà xanh
927
1.487
1.610
1.702
1.873
1.986
3,4%
Các loại khác
2.081
2.019
2.332
4.230
2.103
1.666
2,9%
TỔNG
33.734
46.192
48.172
53.446
57.342
58.444
100,0%
% thực phẩm hữu cơ trên tổng sản lượng nông sản
0,10%
0,16%
0,16%
0,18%
0,20%
0,24%
-
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản

b. Nhập khẩu các loại thực phẩm hữu cơ được cấp chứng nhận JAS
Trong số các loại thực phẩm hữu cơ nhập khẩu, đậu nành chiếm ưu thế (40% trên tổng nhập khẩu). Tiếp đó là hạt cà phê và các loại hạt với lượng nhập khẩu tương ứng là 2.638 tấn và 2.218 tấn.

Nhập khẩu các loại nông sản hữu cơ được cấp giấy chứng nhận JAS (được cấp ngoài Nhật Bản) (đơn vị: tấn)
2011
Rau
19.886
28,9%
Hoa quả
13.064
19,0%
Gạo
587
0,9%
Lùa mì
905
1,3%
Đậu nành
27.248
39,6%
Trà xanh
1.986
2,9%
Các loại khác
5.065
7,4%
TỔNG
68.741
100,0%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản
 nhap_khau_nong_san_huu_co_tai_Nhat_Ban
c. Sản lượng thực phẩm nông sản hữu cơ chế biến trong nước được cấp giấy chứng nhận JAS
Sản lượng thực phẩm chế biến hữu cơ trong nước phần lớn là các sản phẩm đậu nành (như đậu hũ, natto, miso và nước tương). Điều này cũng dễ hiểu vì đậu nành là mặt hàng chiếm chỉ trong lớn nhất trong các loại nông sản hữu cơ nhập khẩu và trong thực đơn ăn kiêng của người Nhật.

Sản lượng thực phẩm nông sản hữu cơ chế biến trong nước được cấp giấy chứng nhận JAS (tại Nhật Bản)(đơn vị: tấn)
2005
2007
2009
2011
Rau
3.749
3.137
4.888
4.527
5,0%
Hoa quả
4.055
5.270
2.221
2.198
2,4%
Đậu nành
114.746
90.183
69.044
63.038
69,5%
Các loại khác
27.261
35.320
21.728
20.889
23,0%
TỔNG
149.811
133.910
97.881
90.652
100,0%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản

d. Nhập khẩu thực phẩm nông sản hữu cơ chế biến được cấp chứng nhận JAS
Nhập khẩu thực phẩm nông sản hữu cơ chế biến được cấp chứng nhận JAS (ngoài Nhật Bản) (đơn vị: tấn)
2011
Rau
29.187
58,9%
Hoa quả
3.933
7,9%
Đậu nành
1.680
3,4%
Các loại khác
14.715
29,7%
TỔNG
49.515
100,0%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản
nhap_khau_nong_san_che_bien_huu_co_tai_Nhat_Ban

Nguồn: Viettrade


Bạn có thể mua thực phẩm hữu cơ tại Organica

Thực phẩm hữu cơ Organica là Hệ thống phân phối thực phẩm hữu cơ và thực phẩm có chứng nhận. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Mời bạn ghé thăm cửa hàng trực tuyến của chúng tôi tại địa chỉ: www.thucphamhuuco.vn hoặc showroom ở số 130 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM (góc Nguyễn Đình Chiểu-Phạm Ngọc Thạch).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét